0

Hội chứng sợ độ cao có nguy hiểm không? | Safe and Sound

Hội chứng sợ độ cao là nỗi sợ hãi, ám ảnh rất phổ biến. Nỗi sợ hãi vừa gây hoảng loạn vừa khiến người bệnh né tránh những địa điểm quá cao và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Tuy nhiên, cảm giác sợ hãi có thể được xóa bỏ hoàn toàn nếu can thiệp điều trị kịp thời cùng chuyên gia tâm lý.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Nguyên nhân gây hội chứng sợ độ cao

Hiện các chuyên gia tâm lý vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng sợ độ cao. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, hội chứng này thường phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên và sau đó tiến triển đến tuổi trưởng thành.

Một số yếu tố liên quan đến hội chứng sợ độ cao gồm:

1.1. Trải nghiệm tiêu cực liên quan đến độ cao

Phần lớn các rối loạn ám ảnh sợ hãi đều bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Theo chuyên gia tâm lý, những người này từng bị té, ngã từ trên cao hoặc chứng kiến các sự kiện như rơi máy bay, thang máy,… sẽ có nguy cơ cao phát triển hội chứng này. Hạch hạnh nhân trong não bộ sẽ “ghi nhớ” cảm xúc từ những trải nghiệm kể trên và hình thành phản ứng phòng vệ trong vô thức. Chuyên gia tâm lý cho biết, khi đối diện với độ cao, cơ quan này sẽ kích hoạt phản ứng sợ hãi với mục đích giúp cơ thể cảm nhận được mối nguy hiểm.

Ảnh 1: Người từng bị tai nạn trên cao sẽ có nhiều nguy cơ trở thành nỗi sợ cực đoan về độ cao

1.2. Di truyền

Chứng sợ độ cao có thể là kết quả di truyền từ bố mẹ, ông bà. Mặc dù chuyên gia tâm lý chưa xác định được loại gen và cách thức di truyền, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng lên ở những người có gia đình mắc hội chứng sợ độ cao hoặc bị các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác.

1.3. Kết quả của quá trình tiến hoá

Sự sợ hãi và cảm giác bất an khi đứng ở nơi cao là kết quả của quá trình tiến hóa. Theo chuyên gia tâm lý, cảm giác này “cảnh báo” cho chúng ta thấy mối nguy hiểm khi đứng ở những nơi cao, từ đó giúp con người bảo vệ tốt bản thân và hạn chế các tai nạn trong cuộc sống. Đây cũng là lý do hầu hết mọi người đều có cảm giác lo lắng thoáng qua khi đứng ở những nơi rất cao.

Tuy nhiên, một số người có thể hình thành nỗi sợ quá mức và cực đoan về độ cao. Hiện nay, các chuyên gia tâm lý vẫn chưa tìm ra cơ chế của hội chứng này nhưng quá trình tiến hóa được xem là một trong những yếu tố có liên quan.

2.   Điều trị hội chứng sợ độ cao

2.1. Liệu pháp tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị các rối loạn ám ảnh sợ hãi nói chung. Liệu pháp này được chuyên gia tâm lý tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ không phù hợp và giúp bệnh nhân thích nghi dần với các tình huống gây ra nỗi sợ hãi. Bên cạnh đó, trị liệu tâm lý còn trang bị cho người bệnh các biện pháp thư giãn và kỹ năng đối phó với cảm xúc tiêu cực.

Ảnh 2: Hội chứng sợ độ cao chủ yếu được điều trị bằng liệu pháp tâm lý

2.2. Điều trị hoá dược

Phần lớn bệnh nhân bị chứng sợ độ cao đều được điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý. Thuốc chỉ được chuyên gia tâm lý sử dụng khi bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn và phiền muộn. Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng để giảm các biểu hiện cơ thể có liên quan đến hội chứng sợ độ cao.

Các loại thuốc được cân nhắc sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ độ cao là thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta. Trong trường hợp chứng sợ độ cao xảy ra đồng thời với các vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm, rối loạn hoảng sợ,… thuốc sẽ được dùng lâu dài và đồng thời là phương pháp chính bên cạnh trị liệu tâm lý.

: Hội chứng sợ độ cao có nguy hiểm không? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound